Những biến chứng có thể gặp khi nhổ răng khôn?
Chỉ định nhổ bỏ răng khôn là chỉ định khá thường xuyên, tuy nhiên nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật được đánh giá mực độ nguy hiểm cao (tiểu phẫu loại 1). Nhổ răng khôn nều không được điều trị tốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng khôn.
>>> Đọc thêm: Cấy ghép implant giá bao nhiêu?
Tổn thương dây thần kinh răng dưới.
Thần kinh răng dưới, còn gọi là thần kinh huyệt răng dưới, đóng vai trò cảm giác cho một nửa cung răng và lợi hàm dưới, cảm giác cho một nửa môi dưới. Thần kinh răng dưới nằm trong ống răng dưới, là một ống nằm trong xương hàm dưới, cách chóp chân răng 6,7 hàm dưới từ 2 – 3mm. Thông thường, thần kinh răng dưới chạy rất sát chân răng số 8 hàm dưới, đặc biệt một số trường hợp, thần kinh răng dưới nằm dính vào chân răng khôn hàm dưới.
Trong những trường hợp nhổ răng khôn hàm dưới quá thô bạo, hoặc ống răng dưới nằm quá sát chân răng khôn hàm dưới mà nha sĩ không phát hiện ra, dẫn tới không lựa chọn phương pháp nhổ bỏ răng khôn phù hợp, dây thần kinh răng dưới có thể bị tổn thương dẫn tới tê môi, loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng khôn hàm dưới, đây được đánh giá là biến chứng hay gặp và nguy hiểm, khó khắc phục nhất khi nhổ bỏ răng khôn.
>>>> Tìm hiểu thêm: Mọc răng khôn đau trong bao lâu
Để hạn chế tai biến tổn thương thần kinh răng dưới, nha sĩ cần làm tốt hai việc sau:
-
Chụp X Quang để chẩn đoán chính xác mối tương quan giữa ống răng dưới và chân răng khôn.
Việc bắt buộc phải làm khi nhổ răng khôn là chụp X Quang để phát hiện vị trí ống răng dưới, trong những trường hợp ống răng dưới nằm sát chân răng khôn, nha sĩ cần tìm phương án xử lý tốt nhất, nếu có nguy cơ tổn thương răng dưới khi nhổ răng khôn, nha sĩ nên lựa chọn phương án không nhổ bỏ răng khôn, hoặc nhổ bỏ răng khôn dưới sự hỗ trợ của gây mê, nhổ rằng sóng siêu âm cao tần để hạn chế tổn thương thần kinh răng dưới nhất.
Việc đọc phim X Quang để tìm ống răng dưới nhiều khi là một việc khó, trong những trường hợp nha sĩ không có kinh nghiệm hoặc phương tiện chẩn đoán không đủ tốt, dẫn tới không phát hiện được ống răng dưới, chúng tôi khuyến cáo nên áp dụng những biện pháp chẩn đoán hình ảnh tốt hơn, như sử dụng CT Conebaem, MRI.
-
Lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn nhẹ nhàng nhất.
Nhổ răng khôn bằng phương pháp cổ điển dùng lực mạnh, điều này có thể dẫn đến vỡ bản xương ống răng dưới, chèn ép vào thần kinh răng dưới làm tổn thương dây này. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm cao tần ra đời giúp cho quá trình nhổ răng khôn nhẹ nhàng, không gây ra các tai biến đáng tiếc mà phương pháp cổ điển gây nên.
Nhiễm trùng tại chỗ hoặc nhiễm trùng lan tỏa sau khi nhổ răng khôn.
Đây cũng là một trong những biến chứng sau khi nhổ răng khôn rất hay gặp, đặc biệt là nhổ răng khôn hàm dưới.
Răng khôn hàm dưới nằm sát thành trước hầu – họng, là một vùng tổ chức chứa nhiều lympho bào và mạch máu, có xu hướng phản ứng quá mẫn khi nhiễm trùng, thực sự là một vùng rất nguy hiểm khi có nhiễm trùng xẩy ra.
Khi nhổ răng khôn trong những điều kiện vô trùng không tốt, nhiễm trùng có thể xẩy ra, sự nhiễm trùng dưới sự cộng hưởng của các tổ chức lympho bào sẽ gây nên những phản ứng sưng đau lan rộng, khó nuốt hoặc há miệng hạn chế, nguy hiểm hơn, nhiễm trùng có thể lan vào máu dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới tử vong.
Để hạn chế tai biến nhiễm trùng, nhổ răng khôn cần được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối, trong những phòng phẫu thuật chuyên khoa.
Thủng xoang hàm trên.
Thủng xoang hàm trên là tai biến nặng nề khi nhổ răng khôn hàm trên.
Xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, có vai trò thông khí hô hấp và cộng hưởng giọng nói. Xoang hàm trên nằm tương đối sát các chân răng 6, 7 hàm trên và nằm rất sát chân răng số 8 hàm trên, chỉ cách một bản xương mỏng.
Trong những trường hợp nhổ răng khôn hàm trên thô bạo có thể làm vỡ bản xương này dẫn tới thông xoang – miệng (thủng xoang hàm) là một biến chứng nguy hiểm và nặng nề.
Để tai biến này không xẩy ra, việc chụp X Quang để “bắt” được đáy xoang hàm là rất cần thiết, sau đó cần lựa chọn giải pháp nhổ răng khôn nhẹ nhàng để tránh làm vỡ xoang, thủng xoang.
Tổn thương răng số 7.
Răng số 8 hàm dưới thường mọc nghiêng, húc vào răng số 7. Nhổ răng khôn hàm dưới bằng phương pháp cổ điển dùng lực thô bạo, phương pháp nhổ không tốt có thể làm tổn thương răng số 7 hàm dưới.
Vỡ bản trong xương hàm dưới hoặc vỡ lỗi củ xương hàm trên.
Đây cũng là tai biến hay gặp khi áp dụng phương pháp nhổ răng khôn kiểu cũ. Lực nhổ răng quá lớn có thể dẫn tới vỡ hai cấu trúc này, dẫn tới đau, sưng, chảy máu kéo dài sau nhổ răng khôn.
Shock phản vệ.
Đây là biến chứng vô cùng nặng nề và đe dọa tử vong rất cao, shock phản vệ không chỉ gặp khi nhổ răng khôn mà nó có thể gặp cho bất cứ điều trị nào có sử dụng thuốc. Đây là biến chứng đáng sợ nhất, biến chứng này rất ít gặp (tỉ lện 1/10.000), tuy nhiên khi đã xẩy ra thì tỉ lệ tử vong đến 80%, do đó nhổ răng khôn cần được thực hiện theo một quy trình vô cùng nghiêm ngặt để loại bỏ nguy cơ shock phản vệ xẩy ra. Tại Lạc Việt, để phát hiện sớm nguy cơ shock phản vệ nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khách hàng cũng như bảo vệ hành lang nghề nghiệp cho bác sĩ, chúng tôi sử dụng quy trình Fast Test, thử nhanh phản ứng của cơ thể với các loại thuốc được sử dụng dưới sự hỗ trợ của thiết bị Neochem, là thiết bị có độ chính xác 100% với phản ứng shock.
Tóm lại: biến chứng khi nhổ răng khôn hàm dưới rất đa dạng, để những biến chứng trên không xẩy ra thì ba yếu tố: bác sĩ kinh nghiệm, sự vô trùng của trung tâm nha khoa và công nghệ nhổ răng tiên tiến là ba yếu tố quyết định. Nếu quý vị còn thắc mắc, hãy liên hệ Trung tâm nha khoa công nghệ cao Lạc Việt – chuyên sâu về phẫu thuật răng – mặt.
Việc sưng miệng sau khi nhổ răng khôn đến bao lâu mới khỏi thưa bs
Thu Nguyễn - Trả lờiNhổ răng khôn mọc ngang có nguy hiểm gì không và có anh hưởng gì không bs
Hùng - Trả lờiEm hoi bs em nhổ răng 48 lo len hết chân có việc gì ki ak
Tùng - Trả lờiEm ở tỉnh lẻ do vậy em ko biết nhổ răng khôn hàm dưới ở đâu cho an toàn
Nguyễn thị thủy - Trả lời