Cấy ghép xương hàm trong cấy ghép implant: những điều cần biết

Ghép xương trong cấy ghép implant rất hay được áp dụng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin được cung cấp đến độc giả chỉ định và những kỹ thuật ghép xương trồng implant tiên tiến nhất hiện nay.

Cấy ghép xương hàm để trồng răng implant là gì? 

Ghép xương xương hàm trong cấy ghép implant là thủ thuật tái sinh xương có hướng dẫn nhằm mục đích tăng thể tích xương hàm, khôi phục lại thể tích xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày.

ghép xương trong cấy ghép implant

Tại sao phải cấy ghép xương để trồng implant?

Khi bị mất răng, xương hàm vùng răng mất sẽ bị tiêu mòn theo năm tháng, khi lựa chọn giải pháp trồng răng implant sẽ không còn đủ thể tích xương để đặt chân implant, do đó bác sĩ phẫu thuật phải tiến hành cấy ghép xương hàm để tăng thể tích xương, khôi phục lại thể tích xương hàm như khi chưa bị mất răng.

Như vậy, mục đích của cấy ghép xương trong cấy ghép implant là để tăng thể tích sống hàm, tái sinh lại phần xương bị tiêu do mất răng mang lại.

Cơ chế sinh học trong cấy ghép xương để cấy ghép implant.

Khi vật liệu ghép (xương nhân tạo) được đưa vào cơ thể, nó tạo ra một lớp cấu trúc khung nâng đỡ giúp xương tự thân “bò” vào vùng này, sau đó xương tự thân sẽ thay thế toàn bộ khối xương ghép bằng chính xương của cơ thể mình.

Như vậy, trong ghép xương để trồng implant, vật liệu ghép sẽ không tồn tại mãi mãi trong cơ thể  bạn, mà sau một thời gian, khối xương ghép này bị tiêu hoàn toàn và thay vào đó là xương của chính cơ thể chúng ta.

Quá trình ghép xương để trồng răng implant diễn ra như thế nào?

Về mặt bản chất, nha sĩ sẽ sử dụng vật liệu xương ghép lấp đầy vùng xương hàm bị tiêu hổng. Trong ghép xương để trồng răng implant, có hai thời điểm ghép xương là ghép xương sau đó chờ đợi cho quá trình thay thế xương ghép diễn ra rồi mới đặt chân răng implant hoặc ghép xương và đặt chân răng implant cùng một lần phẫu thuật.

Đứng trên lập trường chuyên môn, CHÚNG TÔI KHUYẾN CÁO NÊN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP GHÉP XƯƠNG VÀ ĐẶT IMPLANT TRONG MỘT LẦN PHẪU THUẬT để tăng khả năng tái sinh xương, tránh tình trạng tiêu xương ghép sau khi ghép.

Khi ghép xương, nha sĩ sẽ lật rộng vạt lợi, nạo sạch mô mềm rồi cho vật liệu ghép vào vị trí khuyết hổng xương, tùy mức độ khuyết hổng nhiều hay ít, có thể sẽ phải sử dụng thêm các loại màng collagen, titan, … để che chắn khối xương ghép, sau đó khâu kín vạt lợi để che phủ khối xương ghép.

Những kỹ thuật cấy ghép xương hàm tiên tiến đang được áp dụng tại trung tâm implant Lạc Việt.

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật ghép xương cấy implant được áp dụng, tại trung tâm implant Lạc Việt, chúng tôi áp dụng 2 kỹ thuật cấy ghép xương hàm tiên tiến nhất hiện nay, được phát triển bởi International Congress of Oral Implantologist và được áp dụng chính quy tại Hoa Kỳ và các nước bắc Âu.

1. Ghép xương nhân tạo bằng kỹ thuật 3D Bone Graft.

Tại trung tâm implant Lạc Việt, chúng tôi áp dụng kỹ thuật ghép xương nhân tạo 3D Bone Graft là kỹ thuật ghép xương tiên tiến hàng đầu với các ưu điểm: xâm lấn tối thiểu, khả năng tái sinh xương cao, không đau, không chảy máu, không sưng nề và đặc biệt, thời gian tái sinh xương nhanh chóng chỉ với 2 tháng.

Khác với những kỹ thuật ghép xương nhân tạo thông thường, vật liệu ghép được đưa vào cơ thể, lấp đầy chỗ khuyết hổng sau đó các tế bào xương tự thân xâm lấn từ từ theo kiểu “hiệu ứng lan truyền” vào thay thế, do đó thời gian để thay thế khối xương ghép rất lâu (thông thường là 6 tháng), đồng thời hiệu suất tái sinh không cao do vật liệu ghép bị tiêu khi tế bào tạo xương chưa kịp xâm nhập đến nơi. Với kỹ thuật 3D Bone Graft, chúng tôi sử dụng vật liệu đồng loại siêu dẫn 3D RegenOss, có khả năng cảm ứng sinh xương và dẫn tạo xương. Với khả năng ái tế bào siêu việt, khi 3D RegenOss được đưa vào vùng khuyết hổng, nó sẽ ngay lập tức thu hút các tế bào tạo xương vào trong khối xương ghép, kích thích các tế bào này phát triển nhanh hơn. Nhờ khá năng mao dẫn nhờ áp lực âm, 3D RegenOss có khả năng thu hút các tế bào gốc trong máu, giúp tăng hiệu suất tái tạo xương. Mặt khác, với khả năng ngưng kết tiểu cầu ngay lập tức, 3D RegenOss có khả năng kháng sưng, kháng viêm, kháng chảy máu hoàn hảo.

ghép xương trong cấy ghép implant
Hình ảnh so sánh vi thể giữa 2 kỹ thuật ghép xương: 3D BGR có mật độ tế bào tạo xương gấp đôi so với các phương pháp khác.

Tại Lạc Việt, với sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật ghép xương đồng loại 3D Bone Graft và hệ thống implant bề mặt mã hóa Ti6Al4V + AS có khả năng kháng lại sự tiêu xương sau nhổ răng, chúng tôi khuyến cáo nên CẤY GHÉP IMPLANT NGAY LẬP TỨC SAU KHI NHỔ RĂNG VÀ GHÉP XƯƠNG KẾT HỢP ĐẶT IMPLANT NGAY TRONG MỘT LẦN HẸN để tránh tiêu xương và tăng khả năng tái sinh xương sau ghép.

2. Ghép xương khối tự thân (Block Bone Graft).

Đây là kỹ thuật ghép xương tự thân cổ điển được áp dụng từ lâu, với kỹ thuật này, chúng tôi sẽ tiến hành lấy xương khối tại vùng cằm hoặc vùng góc hàm của chính bệnh nhân đó, sau đó chuyển lên vùng khuyết hổng cần ghép.

Tại trung tâm implant Lạc Việt, với hiệu quả vượt trội của kỹ thuật ghép xương cấy ghép implant 3D Bone Graft, chúng tôi không khuyến cáo sử dụng kỹ thuật ghép xương tự thân vì nhược điểm phải lấy xương vùng cằm hoặc góc hàm tăng thêm nguy cơ đau đơn, chảy máu, nhiễm trùng. Tuy nhiên trong những trường hợp khuyết hổng xương quá nhiều, đặc biệt thiếu hổng theo chiều đứng thì ghép xương tự thân là lựa chọn bắt buộc.

ghép xương trong cấy ghép implant
Kỹ thuật ghép xương tự thân lấy xương vùng góc hàm để tăng sinh chiều cao.

Summary
product image
Aggregate Rating
4.5 based on 3 votes
Brand Name
trung tâm implant Lạc Việt
Product Name
Ghép xương hàm trồng răng implant.
Price
vnd 2.000.000

Bình luận (3)

  • Thưa bác sĩ, tôi bị tai nạn bị vỡ hàm và mất nhiều răng. Tôi đã phẫu thuật và hiện nay đã tháo nẹp vít. Hiện hàm của tôi bị tiêu xương thì tôi có làm được hàm giả cố định theo công nghệ implant không?

    Vũ Thị giang - Trả lời
  • phí ghép xương bao nhiêu vậy và thời gian chờ ghep la bao lau

    Trần Quốc Hiển - Trả lời
  • Thưa bác sĩ, do em bị mất răng khiến cho các răng khác bị đổ, bây giờ em phải niềng răng trong vòng 1 năm trước khi trồng răng mới, như vậy 1 năm nữa xương hàm của em sẽ bị tiêu biến hết thì em có thể cấy xương hàm theo kỹ thuật 3d bone graft nữa không?

    Minh Hoang Vu - Trả lời
    • Người nhà tôi 65 tuổi rồi (nam giới), bị bệnh tiểu đường, mất răng hàm trên đã lâu, đã bị tiêu xương. Nay hàm dưới cũng bị mất 1 số răng hoặc lung lay thì có làm được hàm giả cố định theo công nghệ implant không, có nên làm ko ?

      Phạm Thị Nhung - Trả lời

Nhập bình luận của bạn

Bài viết cùng chuyên mục